[tin tức Hong Kong] Cảnh sát Hồng Kong bị tấn công: Vở kịch ‘Tự thiêu Thiên An Môn’ của ĐCSTQ đang tái diễn?
Tối ngày 30/8 ngay trước vụ tấn công khủng bố đêm 31/8, tờ On.cc Hồng Kông bất ngờ đưa tin một cảnh sát bị tấn công trên đường đi làm về. Vết thương khá nghiêm trọng, ngay sau đó rất đông cảnh sát đã có mặt tại hiện trường để truy bắt hung thủ.
On.cc đã đưa tin về vụ việc sau 20 phút. Vụ việc không có nhân chứng vật chứng và không có phóng viên nào có mặt tại hiện trường, khiến dư luận đặt câu hỏi về tính chân thực của vụ việc.
Một sĩ quan cảnh sát 45 tuổi làm việc tại phòng bắn súng thuộc đồn cảnh sát Kwai Chung đã bị ba hung thủ tấn công bằng dao gần trạm xe buýt. Nạn nhân bị chém nhiều nhát thấu xương.
Ba hung thủ đã chạy trốn vào khu Metroplaza, còn viên cảnh sát khi chạy đến gần tòa nhà Kwai Tsui thì bị ngất xỉu và được đưa đi bệnh viện. Phía cảnh sát đã phát động một cuộc điều tra sau đó.
Báo cáo đầu tiên của On.cc được xuất bản vào lúc 11:41 phút, khoảng 20 phút sau vụ việc. Nội dung của báo cáo cho thấy phóng viên On.cc không có mặt tại hiện trường vào thời điểm xảy ra vụ việc và không biết bằng cách nào các phóng viên có thể thu thập, biên tập và xuất bản bài báo chỉ trong vòng 20 phút.
Theo phân tích, bài báo của On.cc có vài điểm nghi vấn:
1. Cảnh sát không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào, cũng không xác minh được danh tính, ngoại hình, tuổi tác, giới tính của ba hung thủ.
2. Phía cảnh sát cũng chưa công bố bất kỳ thông tin nào về tình trạng sức khoẻ, báo cáo y tế, quá trình điều trị thương tích của viên cảnh sát bị tấn công.
3. Những bức ảnh được công bố không thể chứng minh tính chân thực của vụ tấn công cảnh sát.
4. Gần đây, có rất nhiều cảnh sát mặc thường phục giả dạng trà trộn vào các nhóm người biểu tình, sử dụng bạo lực để tạo ra sự hỗn loạn và bôi nhọ nguyên tắc phi bạo lực của biểu tình của Hồng Kông.
5. Tại sao phía cảnh sát không cung cấp thêm bất kỳ bằng chứng hay nhân chứng nào về vụ tấn công?
On.cc đã đưa tin về vụ tấn công trong trường hợp không có bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào, nhưng một số phương tiện truyền thông thân Trung Quốc đã đưa số lượng lớn thông tin về vụ việc, và trực tiếp cáo buộc và gọi người biểu tình là ‘những kẻ nổi loạn áo đen’ hành hung cảnh sát, đánh lừa người dân Trung Quốc và bôi nhọ cuộc đấu tranh bất bạo động của người dân Hồng Kông.
Sự kiện này rất giống với vụ ‘tự thiêu Thiên An Môn’ của Pháp Luân Công cách đây 19 năm ở Trung Quốc đại lục.
Vào chiều ngày 23/1/2001, đột nhiên có 5 người tham gia tự thiêu tại Quảng trường Thiên An Môn. Chỉ 2 giờ sau vụ việc, Tân Hoa Xã đã xuất bản tin tức bằng tiếng Anh gửi đến tất cả các nước trên thế giới với tốc độ phi thường, và tuyên bố ‘những người tự thiêu này là 5 học viên Pháp Luân Công’.
Tuy nhiên khi phóng viên của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) gọi điện đến Cục Công an Bắc Kinh và Bộ Công an Trung Quốc để điều tra và xác thực thông tin, thì các cơ quan hành chính Trung Quốc trả lời rằng họ không biết gì về sự kiện này.
Không chỉ vậy, CCTV còn tung đoạn phim ‘Tin tức tự thiêu’ và ‘Phỏng vấn tiêu điểm’ để vu khống cho Pháp Luân Công, cưỡng chế mọi người dân phải xem tin tức này.
Giới truyền thông nước ngoài đã phát hiện ra điểm nghi vấn từ chính đoạn quay chậm phim tài liệu ‘Phỏng vấn tiêu điểm’ của CCTV.
Một người phụ nữ tử vong do tự thiêu tên Lưu Xuân Linh, thực chất bị cảnh sát dùng vật cứng đánh chết tại hiện trường, qua đó đã phơi bày trò lừa bịp của ĐCS Trung Quốc. Đoạn phim ‘Phỏng vấn tiêu điểm’ được phát lại của CCTV đã xoá đi cảnh quay này sau đó, nhưng bản video gốc đã được Liên Hiệp Quốc lưu trữ và lập hồ sơ điều tra.
Các nhà làm phim ở nước ngoài đã quay bộ phim ‘Fake Fire’ (Lửa giả) để tiết lộ sự thật này với thế giới.
source: https://akbarmontada.com
xem thêm các bài viết về chủ đề Nhảy Kịch: https://akbarmontada.com/category/kich
Hay, cảm ơn đã nói lên sự thật cho VN và thế giới!